Thực đơn cho trẻ mẫu giáo đủ chất giúp con ăn ngon, học tốt

Thứ ba - 21/02/2023 22:21
Cách xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo đảm bảo dinh dưỡng là vấn đề không chỉ bậc phụ huynh mà các cán bộ trong trường cũng đặc biệt quan tâm. Hôm nay, Burine mang đến những thông tin hữu ích, giúp tìm ra giải pháp thích hợp nhất để lên thực đơn cho trẻ mẫu giáo đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo sao cho đúng? 

Xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Khi xây dựng thực đơn, cần nắm rõ những nguyên tắc sau đây: 

    • Mỗi khẩu phần ăn cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bổ sung năng lượng cho bé thoải mái học tập và vui chơi. 
    • Thực đơn của trẻ mầm non cần cân đối tỷ lệ đạm, vitamin, chất béo và chất khoáng trong mỗi khẩu phần ăn. 
Cân đối lượng dưỡng chất trong mỗi khẩu phần ăn

Cân đối lượng dưỡng chất trong mỗi khẩu phần ăn

    • Đối với tuổi nhà trẻ, khẩu phần ăn chiếm 60 – 70% khẩu phần cả ngày. Đối với trẻ mẫu giáo chiếm 50 – 60% khẩu phần cả ngày. Trong đó, bữa trưa chiếm khoảng 30 – 35 %, bữa chiều chiếm 25 – 30% và bữa phụ khẩu phần bằng ½ bữa chính. 
    • Thực đơn cho trẻ mẫu giáo nên được xây dựng theo từng ngày, tuần, tháng, mùa để bé làm quen với nhiều món ăn mới lạ và điều hòa thực đơn.
    • Thực đơn cần có sự thay đổi để trẻ không bị ngán. Tuy nhiên, khi thay đổi cần lưu ý thay thế nguyên liệu trong cùng một nhóm. 
Thay đổi thực đơn cho trẻ mẫu giáo hằng ngày, hàng tuần, tháng tháng

Thay đổi thực đơn hằng ngày, hàng tuần, tháng tháng

    • Cân bằng thực phẩm giàu calo và ít calo để tránh trình trạng thừa cân hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ. 
    • Việc chế biến món ăn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ, người chế biến nên áp dụng các cách chế biến đa dạng và sử dụng gia vị phù hợp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của món ăn. 

>> Xem thêm: Bữa phụ cho bé từ 2 đến 6 tuổi đồi dào năng lượng.

Các thành phần dưỡng chất cần có trong thực đơn cho trẻ mẫu giáo

Thực đơn cho trẻ mẫu giáo cần đảm bảo đạt 1230 – 1320 calo/ngày. Trong đó, lượng calo từ bột đường chiếm 52 – 60%, đạm chiếm 13 – 20% , chất béo chiếm 25 – 35% so với tổng khẩu phần ăn. Các thành phần dưỡng chất nên có trong thực đơn cho trẻ mẫu giáo:

    • Chất bột đường từ cơm, cháo đặc hoặc các món tương tự. 
    • Chất đạm từ thịt, cá, tôm, cua,…
    • Chất béo như dầu mỡ, bơ,… 
    • Chất xơ từ rau củ, trái cây. Các loại trái cây bổ sung đề kháng cho trẻ như: táo, cam, chanh, chuối, bơ, dâu tây,…
    • Vitamin và chất khoáng: vitamin A 1.000 UI, vitamin D 400UI, Canxi 500mg, sắt 6 – 7mg, kẽm 10mg,…
Các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong sự phát triển của trẻ

>> Xem thêm: Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 2 tuổi.

Gợi ý thực đơn cho trẻ mẫu giáo theo mùa

Mỗi mùa sẽ có đặc điểm khí hậu khác nhau, cơ thể trẻ cũng có sự thay đổi để thích nghi với thời tiết. Do đó, khi lên thực đơn cho trẻ mẫu giáo, người chăm sóc cần thay đổi thực đơn linh hoạt phù hợp với sự phát triển của trẻ. Ví dụ, mùa nóng, bé nên ăn các món ăn tươi mát có khả năng giải nhiệt, mùa lạnh, bé nên ăn các món ăn có tính ấm, dễ tiêu hóa. 

Thực đơn cho trẻ mẫu giáo thay đổi theo mùa 

Thực đơn cho trẻ mẫu giáo thay đổi theo mùa 

Gợi ý một số món ăn mùa nóng

 


 

 


Trên đây là những chia sẻ của Burine về việc xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo. Mong rằng, các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ có thể áp dụng linh hoạt tạo sự phong phú và mới lạ cho thực đơn hằng ngày của bé. Các sản phẩm dinh dưỡng cho bữa ăn dặm của bé cũng là một lựa chọn không dễ để bỏ qua, hãy liên hệ đến hotline cua Burine để được nhân viên hướng dẫn mua hàng một cách nhanh chóng nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
1dbf22ca182cc2729b3d75.jpg 28f534633f84e5dabc9519.jpg 337f69c06227b879e13628.jpg 2c0f8e8085675f39067614.jpg 8b178ab8815f5b01024e25.jpg 8f06f09bfb7c2122786d17.jpg e4526d5c57ba8de4d4ab88.jpg 133cdc59d6be0ce055af47.jpg 7fab0c0f07e8ddb684f926.jpg 4930ce33f4d52e8b77c492.jpg 9c87848cbe6a64343d7b82.jpg 12fb7b8e7169ab37f27850.jpg fc501de21605cc5b951429.jpg 951c32630885d2db8b9467.jpg 8ba166ad5c4b8615df5a85.jpg be68b525bfc2659c3cd335.jpg 57cb55ca6f2cb572ec3d90.jpg 5f76820cb8ea62b43bfb63.jpg 962f1a2f20c9fa97a3d891.jpg 8c42bdcbb62c6c72353d11.jpg
VĂN BẢN MỚI

1216/KH-UBND

Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2030

Thời gian đăng: 22/02/2023

lượt xem: 96 | lượt tải:42

301/HD-PGDĐT

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với GDMN

Thời gian đăng: 19/02/2023

lượt xem: 105 | lượt tải:62

1144/SGDĐT-GDTrH

V/v triển khai chữ ký số trong việc quản lý và sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử tại các cơ sở giáo dục kể từ năm học 2022 - 2023

Thời gian đăng: 19/02/2023

lượt xem: 125 | lượt tải:37
Phương pháp giảng dạy

Các phương pháp giảng dạy tại các trường mầm non

Học tập thực tế: Phương pháp này cho phép giáo viên giáo dục từ những kinh nghiệm thực tế, trải nghiệm của chính họ, các hoạt động đời sống hàng ngày hoặc các tài liệu có liên quan đến chủ đề mà giáo viên muốn truyền đạt. Phương pháp học tập tích cực: Đây là một phương pháp giảng dạy...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay85
  • Tháng hiện tại1,323
  • Tổng lượt truy cập17,859
licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi