Phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”

Thứ ba - 21/02/2023 03:41
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”.

Đảm bảo công bằng tiếp cận giáo dục

Đối tượng của Chương trình là trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non thuộc các huyện nghèo, thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các thôn, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, cơ quan có thẩm quyền (sau đây gọi chung là vùng khó khăn) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học.

Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm

Mục tiêu của Chương trình là phấn đấu đến năm 2025, đối với trẻ em, có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Đến năm 2030, có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 80% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

Đối với giáo viên, mục tiêu đến năm 2025 bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đến năm 2030: bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.

Phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên theo quy định

Chương trình phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định đối với vùng khó khăn, ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sông nước, biên giới, hải đảo và bãi ngang ven biển.

Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo bé; bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng giáo dục mầm non vùng khó khăn;

Triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người dân tộc thiểu số. Rà soát, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ; huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chương trình…

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
1dbf22ca182cc2729b3d75.jpg 28f534633f84e5dabc9519.jpg 337f69c06227b879e13628.jpg 2c0f8e8085675f39067614.jpg 8b178ab8815f5b01024e25.jpg 8f06f09bfb7c2122786d17.jpg e4526d5c57ba8de4d4ab88.jpg 133cdc59d6be0ce055af47.jpg 7fab0c0f07e8ddb684f926.jpg 4930ce33f4d52e8b77c492.jpg 9c87848cbe6a64343d7b82.jpg 12fb7b8e7169ab37f27850.jpg fc501de21605cc5b951429.jpg 951c32630885d2db8b9467.jpg 8ba166ad5c4b8615df5a85.jpg be68b525bfc2659c3cd335.jpg 57cb55ca6f2cb572ec3d90.jpg 5f76820cb8ea62b43bfb63.jpg 962f1a2f20c9fa97a3d891.jpg 8c42bdcbb62c6c72353d11.jpg
VĂN BẢN MỚI

1216/KH-UBND

Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2030

Thời gian đăng: 22/02/2023

lượt xem: 96 | lượt tải:42

301/HD-PGDĐT

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với GDMN

Thời gian đăng: 19/02/2023

lượt xem: 105 | lượt tải:62

1144/SGDĐT-GDTrH

V/v triển khai chữ ký số trong việc quản lý và sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử tại các cơ sở giáo dục kể từ năm học 2022 - 2023

Thời gian đăng: 19/02/2023

lượt xem: 125 | lượt tải:37
Phương pháp giảng dạy

Các phương pháp giảng dạy tại các trường mầm non

Học tập thực tế: Phương pháp này cho phép giáo viên giáo dục từ những kinh nghiệm thực tế, trải nghiệm của chính họ, các hoạt động đời sống hàng ngày hoặc các tài liệu có liên quan đến chủ đề mà giáo viên muốn truyền đạt. Phương pháp học tập tích cực: Đây là một phương pháp giảng dạy...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay85
  • Tháng hiện tại1,325
  • Tổng lượt truy cập17,861
licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi